Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Cơ hội nhập quốc tịch Séc nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam với giới trẻ Việt

Quốc hội Séc hôm nay 11.6.2013 trở lại bàn bạc về dự thảo sửa đổi luật quốc tịch, trong đó có thể sẽ chấp nhận song tịch cho người nước ngoài muốn trở thành người Séc mà vẫn giữ quốc tịch cũ.

Thống kê cho thấy so với các nước EU, Séc nhập tịch cho người nước ngoài ít hơn cả. Mỗi năm chỉ có chưa đầy 2000 người trở thành công dân Séc, trong khi đó, tổng số người nước ngoài sinh sống ở đây đã vượt quá 430 nghìn người. Như vậy, cứ 100 người nhập cư thì chưa có một người được nhập tịch. Theo một số tổ chức phi chính phủ, chính sách cấp tịch của Séc là quá nghiêm ngặt. 

Theo các chuyên gia, người nước ngoài cũng không có nhu cầu trở thành người Séc và những người xin cấp tịch chỉ là một phần nhỏ trong số những người có điều kiện nhập tịch. Quy trình xét duyệt nó cũng hoàn toàn bí mật mà kể cả khi đối tượng đệ đơn có đầy đủ điều kiện, quốc tịch chưa chắc sẽ có trong tay. Bộ nội vụ có thể cấp quốc tịch cho người nước ngoài, nhưng không có nghĩa vụ đó. Nhiều khi, Bộ nội vụ còn bác đơn chỉ vì người đó trước đấy đã từng trả tiền bảo hiểm sức khỏe chậm. Ngoài ra, họ còn đòi hỏi đối tượng xin nhập tịch không được lấy trợ cấp xã hội, đồng thời cần chứng minh thu nhập của mình. 

Kiểm tra kiến thức xã hội Séc 

Cũng theo các tổ chức phi chính phủ, dự thảo luật quốc tịch mới không nới lỏng các thủ tục hành chính trên mà còn đưa ra những điều kiện mới nghiêm ngặt hơn. Trong khi hiện nay, người xin nhập tịch chỉ phải chứng minh khả năng tiếng Séc bằng một cuộc hội thoại, tới đây, họ có thể bắt buộc làm bài kiểm tra tổng hợp về xã hội Séc. Đề bài hiện đang được Bộ giáo dục chuẩn bị và nếu có hiệu lực, bài thi sẽ diễn ra tại trường ĐH Tổng hợp Sác-lơ. 

Khả năng kháng nghị nếu bị từ chối 

Tuy nhiên, đối tượng xin nhập tịch hiện tại cũng có thể bị bác đơn bởi chính cơ quan tình báo mà không cần nêu lí do. Hơn nữa, nếu bị bác đơn vì “ảnh hưởng đến an ninh quốc gia“, người đệ đơn sẽ không thể kháng nghị lên tòa án, kể cả tòa hiến pháp. Điều đó đồng nghĩa với việc cơ quan tình báo thuộc Bộ nội vụ được quyền im lặng và giữ kín bí mật trước tòa án, tức cơ quan của Bộ tư pháp. Việc này đã nhận được phê bình từ cuộc họp trước, song vẫn có người ủng hộ nó, và sẽ được bàn tiếp vào hôm nay.

Bài kiểm tra gien xác định cha đẻ 

Ngoài ra, một điều luật mới đang gây tranh cãi cũng sẽ là chủ đề của cuộc họp hôm nay, đó là bài kiểm tra gien cho trẻ nước ngoài để xác định cha đẻ và phòng trừ hôn nhân giả. Lúc đầu, nó được đặt ra cho mọi người mẹ nước ngoài. Tuy nhiên, các nghị sĩ sau đó đã nới lỏng luật và những người mẹ có giấy phép định cư sẽ không phải làm điều đó. Con của những bà mẹ chỉ ở Séc với thị thực dài hạn hoặc ngắn hơn, nếu muốn nhận cha, sẽ phải kiểm tra gien. Thời gian kiểm tra kéo dài tầm 2 tháng và trong thời gian đó, trẻ được tạm thời nhận giấy phép định cư và được bảo hiểm như trẻ người Séc. 

Song tịch, nhập tịch cho thế hệ thứ hai 

Không chỉ có thêm những điều nghiêm ngặt trên, dự thảo sửa đổi luật còn bàn đến một số cơ hội mới dành cho người nước ngoài, mà một trong số đó là song tịch. Hiện tại, chỉ những người sống ở Séc 20 năm mới có thể được hưởng chế độ song tịch. Kể cả khi tòa án tối cao không cho rằng đây là thời điểm chính trị thích hợp nhất cho việc cấp song tịch, nhưng Bộ nội vụ vẫn sẽ thực hiện nó. Song tịch được ưu tiên cho những người Séc sống tại nước ngoài và đã từng mất quốc tịch Séc. 

Ngoài ra, thế hệ thứ hai của người nhập cư cũng được nhập tịch dễ dàng hơn. Nếu được sinh ra ở Séc hoặc sống tại Séc trên 10 năm mà vẫn chưa tròn 21 tuổi, đối tượng này có thể mang giấy khai sinh và giấy phép định cư tại Séc để nhận quốc tịch mà không cần làm đơn cũng như xét duyệt. Báo chí Séc cho rằng biện pháp mới này sẽ có lợi nhiều nhất cho người Việt Nam. Tuy không phải là cộng đồng đông nhất, song người Việt ở Séc lâu nhất và bắt đầu đến thời điểm họ lập gia đình cũng như sinh con.

                         Theo : vietinfo.eu

2 nhận xét:

Nặc danh nói...
lúc 02:37 12 tháng 6, 2013

Thăm bạn! Lâu lắm mới thấy bạn viết bài!
Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin!
Bạn à! Theo mình thì nên bỏ "Xác minh từ" đi! Những ký tự này rất khó đọc, gây mất thời gian và mệt mỏi vô ích. Nếu bạn bỏ đi, chắc chấn sẽ có nhiều comment hơn!
Chúc bạn luôn vui!

kimduccz nói...
lúc 09:15 12 tháng 6, 2013

Chào bạn, cám ơn bạn đã ghé thăm.
Cũng có một số bạn "tư vấn" giống như bạn cho mình về vấn đề đó, mình sẽ tham khảo thêm.
Chúc bạn vui vẻ nhé

Đăng nhận xét

Chào các bạn ghé thăm Blog, bạn hãy để lại nhận xét nếu thấy bài viết có ích. Cám ơn các bạn

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by WordPress Themes | by Free - Premium Blogger Themes | Facebook Themes

*_* Bảng thông báo


Blog Kimduccz chào các bạn. Cám ơn các bạn đã đến thăm, rất mong nhận được những đóng góp xây dựng cho Blog ngày một tốt hơn, Blog Kimduccz chúc cộng đồng BlogSpot của chúng ta ngày một phát triển, chúc các bạn vui vẻ, thành công.

*_* Liên kết Blog

*_* Bài xem nhiều